Trên thế giới có hơn 120 loài cà phê được canh tác, nhưng chỉ có hai loại thực sự xuất hiện ở tách cà phê của mọi người, đó là: Cà phê Arabica (hay có tên gọi khác là cà phê Chè) và cà phê Robusta (hay gọi khác là cà phê Vối).
Sau khi rang lên, hạt cà phê Arabica và Robusta thoạt nhìn trông sẽ rất giống nhau. Nhưng thực tế, chúng có sự khác biệt hoàn toàn về hương vị, điều kiện hình thành và giá cả…. Các yếu tố này một phần chịu sự tác động sẵn có từ nguồn gốc, đặc điểm gen cùng với lịch sử canh tác lâu đời. Mặt khác, ở ngành cà phê, mô hình chất lượng đã vô hình chung nới rộng khoảng cách khác biệt giữa hai loại cà phê Arabica và Robusta hơn rất nhiều.
Cà phê Arabica: là loại cà phê có hàm lượng thấp cafein, chỉ từ 1-2%. Tuy là hàm lượng cafein thấp, nhưng vị cà phê Arabica này lại có nhiều hương vị hơn so với cà phê Robusta.
Giống cà phê Arabica được con người phát hiện từ rất sớm ở vùng cao nguyên ở phía Tây Nam của Ethiopia. Chúng đã được những người Pháp, người Hà Lân đưa đi, lan rộng khắp thế giới
Cà phê Robusta: chứa hàm lượng cafein từ 2 – 4%. Do nó có hàm lượng cafein cao, nên Robusta có vị đằm hơn vị cà phê Arabica. Đây là loại cà phê được bán rất phổ biến ở thị trường nội địa nước ta và rất thích hợp để pha phin.
Sau cà phê Arabica thì Robusta chính là giống cà phê đứng thứ hai thế giới về sản lượng. Tuy nó xuất hiện sau Arabica đến 100 năm, nhưng vì nó có khả năng sinh trưởng tốt trong các điều kiện khác nhau, năng suất cũng cao hơn.
Người dân Việt Nam rất ưa chuộng loại cà phê Robusta, chúng chiếm đến 90% tổng sản lượng cà phê của cả nước.
Chế biến Arabica: Quả cà phê được thu hoạch, sau đó để cho lên men, rồi rửa sạch mà sấy. Vì vậy đã tạo nên vị chua đặc trưng cho loại cà phê này. Nhưng ngay sau khi cảm nhận được vị chua, bạn sẽ thấy được vị đắng đặc trưng. Uống cà phê Arabica, sẽ cho bạn cảm nhận rõ rệt hương vị và sự chuyển đổi trong vị giác mà loại cà phê này mang lại.
Chế biến Robusta: Quả cà phê này thì có kích thước bé hơn so với quả Arabica. Sau khi thu hoạch chúng, cà phê Robusta sẽ được trực tiếp sấy luôn mà không qua lên men, vì vậy, loại cà phê này đắng hơn nhiều so với vị của Arabica. Và khi uống, cảm nhận vị giác sẽ thấy hương vị mạnh hơn nhiều so với Arabica.
Có nhiều người sẽ thích sự nhẹ nhàng, sâu lắng mà cà phê Arabica mang lại, nhưng lại cũng có những người khác thích độ mạnh, sảng khoái của Robusta, đặc biệt là đối với phái mạnh và những tín đồ yêu thích cà phê. Ngày nay, người ta thường pha trộn hai loại cà phê này với nhau để tạo ra những hương vị độc đáo. Điển hình không thể không nhắc tới đó chính là cà phê Espresso của Ý, cách chế biến thường dùng tỷ lệ 9 Arabica – 1 Robusta.
Mỗi loại cà phê sẽ có hương vị khác nhau, nếu chúng ta biết cách phối trộn thì sẽ tạo ra những hương vị độc đáo, mới lạ và khác biệt hơn. Để phối trộn các loại cà phê, bạn cần chuẩn bị 3 loại hạt cà phê gồm: Arabica, Robusta và hạt cà phê trung hòa giữa hai loại trên, Tùy theo khẩu vị và hương vị của mình mà chúng ta chọn tỷ lệ sao cho phù hợp. Bạn có thể chọn tỷ lệ 70:30 hoặc 30:40:30 hoặc 80:20.
- Tỷ lệ 70% Arabica và 30% Robusta sẽ cho ra cà phê có vị cân bằng, đắng nhưng dịu, hậu vị chua thanh.
- Tỷ lệ 70% Robusta và 30% Arabica sẽ cho hương vị cà phê đắng vừa và có vị chua nhẹ
- Tỷ lệ 30% Arabica và 40% Robusta và 30% cà phê trung hòa thì sẽ cho vị cà phê đậm đà, hòa quyện nhưng không kém phần mới lạ.
- Tỷ lệ 80% Arabica và 20% Robusta sẽ cho vị cà phê chua thanh, đắng nhẹ.
- Sản lượng: ~70%
- Thời gian trồng: 4 năm
- Thời gian thu hoạch: 7->9 tháng
(1->5kg / mỗi mùa vụ)
- Khả năng chống chịu: Thấp
- Nhiệt độ sinh trưởng: 18->21 độ
- Cao độ vùng trồng: 800-2200m
- Cao độ cây trồng: 2,5->5m
- Cafein: 0,8->1,5%
- Hàm lượng chất béo: ~60%
- Vị: Chua, Đắng rất nhẹ
- Hậu vị: Ngọt
- Hương thơm: Cao, đa dạng
- CGA (axit chlorogen): 5,5->8%
- Giá: Cao
- Sản lượng: ~30%
- Thời gian trồng: 2 năm
- Thời gian thu hoạch: 10->11 tháng
(4->10kg / mỗi mùa vụ)
- Khả năng chống chịu: Cao
- Nhiệt độ sinh trưởng: 22->26 độ
- Cao độ vùng trồng: 250->1500m
- Cao độ cây trồng: 4,5->6,5m
- Cafein: 0,8->1,5%
- Hàm lượng chất béo: ~30%
- Vị: Đắng đậm, mạnh
- Hậu vị: Trái cây nhạt
- Hương thơm: Thấp, nhanh tan
- CGA (axit chlorogen): 7->10%
- Giá: Thấp